Giấy phép thành lập pháp nhân FDI tại Việt Nam

베트남 FDI 법인 설립 인허가

Giấy phép thành lập pháp nhân FDI tại Việt Nam

1) Quyết định đầu tư

1. Sau khi xác nhận khả năng có thể thành lập doanh nghiệp FDI, khă năng có thể nhận được ưu đãi thuế và quy mô đầu tư cần thiết thì quyết định ý định đầu tư vào Việt Nam

2) Lựa chọn địa điểm và ký hợp đồng nguyên tắc

1. Sau khi xác nhận mục đích sử dụng của địa điểm và xác nhận xem doanhh nghiệp FDI có thể đăng ký địa điểm đó hay không thì nhà đầu tư sẽ ký hợp đồng dưới danh nghĩa nhà đầu tư và khí nộp hồ sơ thành lập pháp nhấn sẽ nộp kèm theo hợp đồng nguyên tắc

2. Sau khi hoàn thành việc thành lập pháp nhân sẽ chuyển giao hợp đồng sang pháp nhân được thành lập

3. Để có thể thanh toán được tiền đặt cọc cần phải mở tài khoản trước đầu tư (offshore) và cần khai báo đầu tư trực tiếp nước ngoài

3) Chuẩn bị hồ sơ đăng ký thành lập pháp nhân

1. Hợp đồng nguyên tắc thuê địa điểm và các tài liệu liên quan đến địa điểm kinh doanh

2. Nhà đầu tư cần chuẩn bị những hồ sơ sau: Lịch sử doanh nghiệp, báo cáo tài chính, hộ chiếu, giấy xác nhận số dư,…

3. Đơn vị tư vấn cần chuẩn bị những hồ sơ sau: Đơn đăng ký đầu tư, đơn đăng ký thành lập doanh nghiệp, điều lệ, quyết định,…

4) Thành lập pháp nhân

1. Doanh nghiệp FDI trước tiên cần có giấy chứng nhận đăng ký đầu tư sau đó mới có thể đăng ký thành lập pháp nhân

2. Hồ sơ được nộp trong trường hợp không phù hợp, sau khi thẩm định có thể sẽ bị trả lại

3. Sau khi hoàn thành việc thành lập pháp nhân thì cần phải góp vốn (Việc góp vốn sẽ có thời hạn sau khi thành lập)

5) Ký hợp đồng chính thức thuê địa điểm

1. Pháp nhân được thành lập sẽ kế thừa hợp đồng nguyên tắc sau đó sẽ lập hợp đồng chính thức và ký tên

2. Thông thường sau khi ký kết hợp đồng, vì phải thanh toán chi phí chính liên quan đến địa điểm kinh doanh nên việc góp vốn dù là góp một phần cũng cần phải góp trước

3. Sau khi ký hợp đồng sẽ thực hiện việc bàn giao ngay

6) Setup địa điểm kinh doanh

1. Sau khi nhận bàn giao địa điểm kinh doanh, sẽ tiến hành xây dựng, thiết kế lại, trang trí nội thất,… tùy vào hình thức kinh doanh

2. Trường hợp cần xây mới, thay đổi cấu trúc,… cần phải xin những giấy phép như pccc, môii trường,... thì mới có thể thực hiện được

7) Giấy phép con

1. Xin cấp giấy phép cần thiết theo hoạt động kinh doanh (ví dụ: pccc, môi trường, vệ sinh, đăng ký vói Cục quản lý dược phẩm và thực phẩm,…)

2. Nếu không có giấy phép con thì có thể không thể sản xuất sản phẩm, nhập khẩu sản phẩm, bán sản phẩm,…

Lên đầu trang